Tăng doanh số bán hàng online, tại sao không?
Thiết kế web bán hàng online là một hình thức kinh doanh được ưa chuộng hiện nay, được đông đảo khách hàng đón nhận và hưởng ứng theo chiều tích cực. Nhưng làm thế nào để shop online của bạn hoạt động tốt? Doanh số bán hàng ngày càng tăng ? Giảm thiểu được những điềm báo xấu ?...Từ việc trả lời những câu hỏi này bạn sẽ biết được thực trạng website bán hàng của bạn đang ở vị trí nào và tìm cách điều chỉnh, khắc phục nó để phát triển theo đúng chiều hướng mà bạn mong muốn. Vì khi bạn vận hành một website thương mại điện tử có nghĩa là bạn đang vận hành một mô hình kinh doanh nghiêm túc, và đây là một mảnh đất màu mỡ cho những ai biết cách khai thác và sử dụng đúng cách.
Bài viết này, chúng tôi sẽ với bạn những yếu tố thiết yếu được coi là thước đo kiểm tra “sức khỏe” của website thương mại điện tử mà bạn đang kinh doanh, điều này sẽ giúp bạn tự đánh giá được tình trạng shop online của mình và hơn thế nữa bạn còn có thể tìm được cách để cải thiện công việc bán hàng trực tuyến ngày càng hiệu quả hơn.
1.Một website bán hàng chất lượng:
Hãy xây dựng cho mình một website bán hàng thật tốt, hình ảnh trung thực bắt mắt, có những chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm tạo sự thu hút với khách hàng. Và một yếu tố không kém phần quan trọng là sản phẩm của bạn phải chất lượng, tạo uy tín với khách hàng ngay lần đầu tiên và sau này cũng vậy. Phải tạo ra được sự khác biệt nổi bật với các đối thủ cạnh tranh , để khách hàng ở lại với trang web của bạn lâu hơn.
2.Chi phí tìm kiếm khách hàng:
Sau khi có một website bán hàng chất lượng ,bạn hãy đặt câu hỏi làm sao để đưa khách hàng tìm đến với website của mình trước khi nghĩ đến lợi nhuận hay doanh thu.
Chi phí tìm kiếm khách hàng hay còn gọi là Cost of Acquiring Customer – CAC, được dùng để tăng lượng truy cập của khách hàng vào website hoặc khuyến khích khách hàng mua hàng.
Bạn phải kiểm soát được chi phí để tìm kiếm khách hàng sao cho nó càng giảm càng tốt, thay vì tốn nhiều tiền cho việc đặt banner quảng cáo, chạy Google Adword....hãy dành thời gian đầu tư phát triển website, chăm chút hình ảnh và bài viết thật đặc sắc để tối ưu hóa SEO. Điều này sẽ giúp người mua dễ tìm thấy bạn hơn và họ sẽ chủ động tìm đến bạn thay vì trả tiền để website đến với khách hàng.
3.Tỉ lệ chuyển đổi
Khi có lượng truy cập ổn định, bạn cẩn phải tìm hiểu xem trong số những người truy cập thì có bao nhiêu người đã mua hàng tại website của bạn. Nếu tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) của bạn là 1% nghĩa là cứ 100 người truy cập website thì có 1 người mua hàng.
Thường xuyên theo dõi tỉ lệ chuyển đổi để kiểm soát tốt hành vi mua hàng, CR càng cao thì chứng tỏ bạn có nhiều khách hàng tiềm năng, website của bạn đang kinh doanh tốt.
4. Tỉ lệ không hoàn tất giỏ hàng trực tuyến
Là con số thể hiện có bao nhiêu lượng khách hàng đã bỏ hàng vào giỏ rồi nhưng cuối cùng lại không bấm nút thanh toán đặt hàng còn gọi là Shopping Cart Abandonment – SCA. Ví như SCA của bạn là 75%, con số này đồng nghĩa với việc trong 100 khách hàng thì có tới 75 khách hàng có thử đặt hàng tại giỏ hàng trực tuyến nhưng không thực sự mua sản phẩm đó.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng bỏ hàng vào giỏ rồi xong lại thoát đi: phí ship hàng quá cao, hình thức thanh toán không đa dạng, nếu bạn không cho phép thanh toán COD (giao hàng nhận tiền) thì nghĩa là bạn đã tự tay đẩy đi lượng khách hàng khá lớn của mình. Theo thống kê, 92% khách hàng Việt Nam luôn chọn hình thức thanh toán trả tiền trực tiếp.
5.Giá trị trung bình trên một đơn hàng
Average Order Value – AOV là giá trị trung bình của một đơn hàng thành công trên website thương mại điện tử, được tính bằng tổng doanh thu/ tổng số lượng đơn hàng. Hãy theo dõi xem mỗi một đơn hàng mang lại bao nhiêu tiền cho bạn để từ đó xem xét, dự báo xem website có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trên đó.
Giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, bạn có thể suy ra được thói quen và khả năng chi tiêu của khách hàng đối với sản phẩm mình đang kinh doanh. Từ đó bạn có thể đẩy mạnh loại sản phẩm có tầm giá trị trung bình này để gia tăng đơn hàng.
6. Tỉ lệ khách hàng rời bỏ website
Là tỉ lệ phần trăm khách hàng không quay trở lại website (Churn rate)
Ví dụ: nếu chỉ số Churn rate là 75% thì điều này đồng nghĩa với việc có 75 trong tổng số 100 khách hàng không quay trở lại mua hàng từ website của bạn.
Có rất nhiều lý do khiến khách hàng vào website của bạn rồi ra đi mãi mãi, có thể là nguyên nhân do website: hình ảnh chất lượng thấp, mô tả nghèo nàn, tìm kiếm sản phẩm khó khăn, nhiều banner chằn chịt gây rối mắt… hoặc cũng có thể là do giá cả, chính sách kinh doanh của bạn chưa thu hút.
Hãy tìm hiểu và phân tích kỹ các tỷ lệ trên để tìm các phát huy và duy trì shop online của bạn, nếu như bạn hiểu rõ và quản lý tốt thì website bán hàng trực tuyến của bạn sẽ phát huy hết khả năng và đem lại lợi nhuận không ngờ đến cho bạn. Chúc bạn thành công nhé!
0 nhận xét: